explicitClick to confirm you are 18+

Tạc dạ nhất chi mai

LotusSep 11, 2018, 7:57:13 AM
thumb_up76thumb_downmore_vert

                    Xuân khứ bách hoa lạc

                    Xuân đáo bách hoa khai

                    Sự trục nhãn tiền quá

                     Lão tùng đầu thượng lai

                     Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

                     Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

                               (Cáo tật thị chúng- Mãn Giác Thiền Sư)

Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch thơ:

                     Xuân đi trăm hoa rụng

                     Xuân đến trăm hoa cười

                     Trước mắt việc đi mãi

                      Trên đầu già đến rồi

                      Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

                      Đêm qua, sân trước một cành mai.

Ngô Tất Tố dịch thơ:

                    Xuân ruổi trăm hoa rụng

                    Xuân tới, trăm hoa cười

                    Trước mắt việc đi mãi

                    Trên đầu già đến rồi

                    Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

                    Đêm qua, sân trước một nhành mai

Điều mà chúng ta cảm nhận được qua bài kệ - bài thơ là: bài kệ rất đơn giản nhưng lại nói được rằng "vũ trụ vốn có những quy luật, con người và sự vật luôn luôn phải tuân theo, thế nhưng vẫn có những điều huyền diệu, thần kỳ xảy ra, vượt ra ngoài cái khuôn khổ bình thường có quy luật của vũ trụ".

Quy luật đối với thiên nhiên là: (Xuân, Hạ , Thu, Đông)

              Xuân đi trăm hoa rụng

              Xuân đến trăm hoa cười

Quy luật đối với con người là: (Sanh, Già, Bệnh, Chết)

             Trước mắt việc đi mãi

             Trên đầu, già đến rồi

Nhưng đừng có nghĩ thế, vẫn có những sự huyền diệu, thần kỳ:

            Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

            Đêm qua, sân trước, một cành mai.

Cáo tật thị chúng- Mãn Giác Thiền Sư

1.- Tác giả: Mãn Giác, (1052-1096), là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trívà truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bổn Tịnh. Với bài thơ "Cáo tật thị chúng", Thiền sư được nhiều người coi là một nhà thơ đại biểu của dòng văn thơ Lý-Trần.

Thiền sư Mãn Giác thế danh là Nguyễn Trường , (còn gọi là Lý Trường ), thân phụ là Lý Hoài Tố làm chức Trung thư Viên ngoại lang. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Trường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, Nguyễn Trường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban choNguyễn Trường hiệu Hoài Tín Trưởng lão.

Sau đó, Hoài Tín dâng biểu xin xuất gia, học với Thiền sư Quảng Trí và vân du khắp nơi. Thiền sư là bậc lãnh tụ pháp môn trong một thời, được vua Lý Nhân Tông cùng hoàng hậu hết sức kính nể và dựng chùa Giáo Nguyên thỉnh Thiền sư làm trụ trì.

Năm 1096, cuối tháng 11, Thiền sư gọi chúng đọc bài kệ:

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tùng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Trí Bửu)