explicitClick to confirm you are 18+

GIAI THOẠI HẠNG THÁC & TÍCH TRUYỆN “HẬU SINH KHẢ ÚY”

LotusSep 12, 2018, 8:15:46 AM
thumb_up98thumb_downmore_vert

Thời Xuân Thu, Khổng Tử thường đi chu du đến nhiều vùng để quảng bá học thuyết của ông. Một ngày Đức Khổng Tử cùng một số học trò, trên đường qua nước Tần, gặp một số thiếu nhi chơi đùa giữa đường. Ngài ngồi trên xe nhìn đám trẻ, Một trong số chúng lấy cát và đất để đắp một cái thành. Đứa trẻ đó là Hạng Thác.

Cậu bé vẫn mải mê với trò chơi của mình và hoàn toàn không hay biết gì về chiếc xe ngựa của Khổng Tử

Ngài hỏi cậu bé:

    – Này cháu bé, cớ sao cháu không chơi đùa cùng với mấy đứa trẻ kia?

Cậu bé đáp:

  – Đùa giỡn thì vô ích, vì có thể bị rách áo quần, nhọc công mẹ vá, lại buồn lòng cha, nên tôi không giỡn.

Nói xong, cậu tiếp tục lo đắp thành. Đức Khổng Tử lại hỏi:

– Cháu không tránh cho xe của ta đi sao?

Cậu bé thản nhiên đáp:

– Từ xưa đến giờ, xe phải tránh thành, chứ có bao giờ thành phải tránh xe đâu!

Đức Khổng Tử nghe cậu bé trả lời một câu bất ngờ, liền xuống xe lại gần hỏi nhiều điều, được cậu trả lời thông suốt, sau đó cậu hỏi lại Đức Khổng Tử mấy câu mà Ngài bối rối.

– Năm nay cháu bao nhiêu tuổi?

– Thưa phu tử, cháu 6 tuổi

Khổng Tử liền nói:

– Cháu mới 6 tuổi mà sao đã hiểu biết sớm thế?

– Thưa Phu Tử, cháu nghe nói con cá nở ra 3 ngày đã bơi tung tăng từ hồ nọ đến hồ kia. Con thỏ 6 ngày đã chạy khắp đồng cỏ. Cháu sinh ra 6 năm thì mới được thế.

Lần này thì Đức Khổng Tử thật sự ngạc nhiên:

– Này cháu! Ta xem cháu cũng khá lanh lợi đấy. Khổng Tử thấy rất thích thú với cậu bé này, và quyết định thử tài cậu ta bằng một vài câu hỏi:

            “Lửa nào không khói? Nước nào không cá?

             Núi nào không đá? Cây gì không cành?

             Người nào không vợ? Ai kẻ không chồng?

             Trâu nào không nghé? Ngựa nào không con?

             Trống nào không mái? Mái nào không trống?

             Ai là quân tử? Ai kẻ tiểu nhân?

             Vật gì không đủ? Vật gì có thừa?

             Thành nào không chợ? Người nào không con?”

           Có loại cửa nào không có cổng? Loại xe nào không có bánh?

Cậu bé Hạng Thác liền đáp:

              “Lửa đom đóm không khói. Nước giếng không cá.

              Núi đất không đá. Cây khô không cành.

              Tiên Ông không vợ. Ngọc Nữ không chồng.

              Trâu đất không nghé. Ngựa gỗ không con.

              Trống độc không mái. Mái độc không trống.

               Hiền là quân tử. Kẻ dại tiểu nhân.

               Ngày Đông không đủ. Ngày Hạ có thừa.

              Hoàng thành không chợ. Đứa trẻ không con”.

              Loại cửa không có cánh thì không có cổng.

               Kiệu dùng người khiêng thì không có bánh.

Khổng Tử sau đó mời Hạng Thác chơi trò đánh cờ với ông: “Trong xe ta có sẵn 32 con cờ, ta muốn cùng cháu đánh cờ, cháu có bằng lòng không?”.

Hạng Thác đáp: “Thiên tử mê cờ thì bốn biển không người gìn giữ, chư Hầu mê cờ thì chính sự không an, nho sĩ mê cờ thì việc học đình trệ, nông phu mê cờ thì quên việc cày cấy, vì thế cháu không đánh cờ”.

Khổng Tử lại hỏi: “Ta muốn cùng cháu đàm luận việc bình trị thiên hạ, cháu có bằng lòng không?”.

Hạng Thác lại trả lời: “Chuyện thiên hạ khỏi phải bình, vì hoặc như núi cao, hoặc như sông hồ, hoặc như vương hầu, hoặc như nô tỳ. Nếu san bằng núi thì chim chóc không nơi trú ngụ, lấp bằng sông hồ thì cá nhờ đâu bơi lội, bỏ chức vương hầu thì dân không người trị, bỏ nô tỳ thì chủ nhân không có người để sai khiến, thế nên cháu không bình luận việc thiên hạ”.

Đến lượt Hạng Thác hỏi Khổng Tử:

– Vừa rồi Phu Tử hỏi cháu nhiều, đến lượt cháu hỏi Phu Tử:

Tại sao mà con ngỗng con vịt lại nổi bồng bềnh trên mặt nước được ạ?

Chim Hồng Hạc sao lại kêu to thế.

Cây tùng cây bách xanh cả mùa hè lại cả mùa đông là vì sao?

Khổng Tử đáp:

– Con ngỗng con vịt có thể nổi bồng bềnh trên mặt nước là nhờ 2 bàn chân vuông là phương tiện.

Chim Hồng hạc kêu to là vì cổ chúng dài, tùng bách xanh tươi 4 mùa là vì thân chúng đặc rắn.

Hạng Thác đáp:

-Thưa không. Con rùa nổi trên mặt nước đâu có phải nhờ đôi bàn chân vuông làm bàn đạp. Con ễnh ương kêu to mà cổ nó có dài đâu. Cây trúc 4 mùa cũng xanh mà ruột chúng rỗng đấy thôi

Hạng Thác lại nói:

– Thưa Phu Tử cho phép cháu hỏi thêm. Tại sao mặt trời buổi sáng lại to mà buổi trưa lại nhỏ?

– Là bởi mặt trời buổi sáng gần hơn!

– Thế tại sao buổi sáng trời lại mát, buổi trưa mặt trời xa hơn mà lại nóng như thế?

Khổng Tử đang ngập ngừng thì Hạng Thác hỏi tiếp:

– Cháu không làm sao hiểu buổi sáng mặt trời mọc ở phương Đông, buổi chiều lặn ở phương Tây, rồi sáng hôm sau lại mọc ở phương Đông (mà không từ phương Tây mọc lại) và sao người ta lại đặt tên 1 trái núi là Bất Chu (không tròn).

“Trên bầu Trời có sao lấp lánh, vậy thưa Ngài có tất cả bao nhiêu vì sao?”.

Khổng Tử thở dài trách:

–Mình đang ở dưới đất mà lại hỏi chi chuyện trên trời cháu!

Hạng Thác lại hỏi: “Vậy dưới đất nhà cửa san sát có bao nhiêu ngôi nhà?”.

Đức Khổng Tử lại nói rằng:

– Cháu còn ít tuổi mà lại thích hỏi những chuyện xa xôi viển vông ở tận nơi đâu. “Ta nên nói ngay chuyện trước mắt có phải là thực tế hơn không, cần gì nói chuyện Trời Đất”.

Hạng Thác cười:

– Thưa Phu Tử, vâng, cháu xin hỏi chuyện ngay trước mắt đây thôi. Lông mày của Phu Tử có bao nhiêu sợi ạ?

Đức Khổng Tử không trả lời, chỉ biết cười mà thôi. Ngài quay lại nói cùng các học trò rằng: Hậu sinh khả úy “Hậu sinh khả úy”. Câu “hậu sinh khả úy” ra đời từ đấy. Khổng Tử vô cùng khâm phục Hạng Thác và tôn cậu làm thầy của mình. Hạng Thác mất năm 10 tuổi, được lập đền thờ, gọi là Tiểu Nhi Thần, nghĩa là Thần Nhi Đồng, gọi tắt là thần đồng. Chữ “Thần Đồng” cũng có từ ngày đó.

Việc Khổng Tử tôn Hạng Thác làm thầy cũng bởi ngài muốn đề cao đức khiêm tốn học hỏi cho người đời. Còn câu “hậu sinh khả úy” ngày nay được dùng để khen ngợi lớp người trẻ có thể vượt xa cha ông̣, đáng được tôn trọng

Nguồn: Tinh Hoa, Theo Kan Zhong Guo Mr.Google