explicitClick to confirm you are 18+

[ENG-VIE] TÍCH NGƯỜI SANH LÀM NỮ DẠ XOA

LotusSep 7, 2018, 7:26:40 AM
thumb_up102thumb_downmore_vert

Tích NGƯỜI SANH LÀM NỮ DẠ XOA

(Kālīyakkhinīya upatti vatthu)

Phật dạy Pháp Cú này cho một người hiếm muộn, lúc Ngài ngụ tại tinh xá Kỳ Viên.

Một người kia, sau khi cha chết, một mình lo liệu gánh vác tất cả việc nhà cửa ruộng vườn, lại còn chăm sóc bà mẹ.

Mẹ bảo anh:

- Con ạ, mẹ sẽ kiếm cho con một cô vợ trẻ.

Người con hiếu thảo bèn thưa:

- Mẹ thân yêu, đừng nói thế. Ước ao duy nhất của con là được phụng dưỡng mẹ suốt đời.

- Con ơi, mẹ không muốn một mình con phải gánh vác hết mọi việc trong nhà ngoài ruộng, hãy để mẹ kiếm vợ cho con.

Anh ta từ chối đôi ba phen, rồi đành im lặng bằng lòng. Bà mẹ hớn hở rời khỏi nhà, định đi đến một nhà nọ kiếm con dâu đem về.

Anh ta bèn hỏi mẹ:

- Mẹ định đến nhà ai vậy?

Bà lão giơ tay chỉ:

- Ðến nhà kia kìa!

Anh ta không để mẹ đi đến nhà theo dự định, mà chỉ cho bà một nhà khác anh thích hơn. Vậy là bà đến nhà con mình thích, chọn nàng dâu rồi lựa ngày làm lễ cưới. Rủi thay lại gặp một nàng dâu không sinh đẻ. Bà mẹ nóng lòng bế cháu nên vội vã bảo anh con trai:

- Con ạ, con đã bảo mẹ đem về người vợ do con tự chọn, nhưng cô ấy lại chẳng sinh đẻ. Gia đình không con cái sẽ lụn bại, giống dòng sẽ tuyệt tự. Con hãy để cho mẹ kiếm một nàng dâu khác nghe con!

Anh con trai có vẻ không bằng lòng nên lắc đầu:

- Xin mẹ đừng nói nữa!

Nhưng bà mẹ vẫn nhai đi nhai lại điệp khúc cũ nên lọt vào tai cô vợ hiếm muộn. Lòng cô ngổn ngang trăm mối. Chắc chắn là con phải vâng lời mẹ thôi, nếu bà già kiếm được một người dễ sinh nở thì cô sẽ bị nhà chồng xem thường, coi như đầy tớ. Chi bằng chính cô chọn vợ cho chồng.

Thế là người đàn bà hiếm muộn đi đến nhà nọ kiếm một cô gái cho chồng. Nhưng vừa hở môi bà đã gặp sự chống đối của cha mẹ cô gái. Họ hỏi gặng lại bà:

- Này, bà nói cái gì thế?

Người đàn bà không con trả lời:

- Thú thật ông bà thương, tôi chẳng may xấu số không sinh đẻ, mà gia đình không con sẽ tuyệt tự. Nếu con gái ông bà về nhà tôi sinh được con trai, cô ấy sẽ là bà chủ quán xuyến hết cả gia sản. Xin ông bà hãy cho tôi cưới cô nhà về cho chồng tôi.

Cuối cùng người đàn bà đã thuyết phục được cha mẹ cô gái và rước cô về nhà. Dù đã làm được theo ý mình, người đàn bà hiếm con vẫn không an tâm, cứ lo sợ đối thủ sinh con, sẽ là bà chủ trong nhà. Rồi bà đến nói với đối thủ của mình:

- Nè em! Hễ em có thai thì cho chị biết nhé!

Cô kia ngoan ngoãn trả lời:

- Dạ.

Và như lời hứa, ngay khi mang thai cô đến báo cho người vợ cả biết. Hằng ngày vợ cả thường tự tay nấu cháo cho đối thủ mình ăn. Thế là từ hôm đó bà bỏ vào cháo một ít thuốc phá thai. Kết quả đối thủ của bà bị sẩy thai. Lần thứ hai, người vợ sau cũng lại báo tin cho vợ cả khi mang thai. Vợ cả làm như lần trước và cô này lại sẩy thai nữa. Các bà hàng xóm thấy cô vợ sau ngây thơ, nên vừa thương tình vừa tò mò mới hỏi thăm:

- Có phải đối thủ của chị thọc gậy bánh xe chị không?

Và khi nghe kể lại sự vụ, họ bảo:

- Ðồ ngốc, sao chị dại dột như vậy? Bả sợ chị chiếm ưu thế trong gia đình nên trộn thuốc phá thai cho chị ăn. Lần sau đừng có nói cho bả biết nữa nghe chưa!

Lần thứ ba người vợ sau không nói gì cả, nhưng bà hiếm con thấy bụng người vợ sau ngày càng to liền hỏi:

- Sao em có thai mà không nói cho chị biết?

Bà vợ sau thật thà nghĩ sao nói vậy:

- Chính chị mang tôi về đây, vậy mà hai lần rồi chị làm tôi hư thai. Tại sao tôi phải nói với chị kia chứ?

Bà không con thất vọng: "Hỏng, thế là ta thua rồi!". Từ đó bà theo dõi, chờ cơ hội đối thủ thiếu cảnh giác lại ra tay, vì bà vẫn chưa chịu thua.

Khi đứa bé trong bụng mẹ đã thành hình, bà cả thừa một dịp nọ trộn thuốc cho bà vợ sau ăn, nhưng vì hình thể đã đầy đủ nên thai nhi không bị hư, mà lại kẹt ngang cổ tử cung. Ngay sau đó bà mẹ đau bụng dữ dội và cảm thấy giờ chết đến nơi. Bà la hoảng lên:

- Mày giết tao! Chính mày mang tao về và cũng chính mày giết ba đứa con của tao. Giờ tao sắp chết, kiếp sau tao sẽ thành quỷ dạ xoa ăn thịt con mày!

Nguyền rủa rồi bà tắt hơi và lại sanh vào nhà ấy thành một con mèo. Còn ông chồng lúc ấy tóm bà vợ không con, nạt nộ:

- Chính mày làm tan nát gia đình tao.

Rồi ông dùng cùi chỏ, đầu gối.. đánh đập bà tàn nhẫn. Sau trận đòn, người vợ cả ốm nặng rồi chết, lại cũng sinh vào nhà ấy thành một con gà mái.

Như vậy bà vợ sau tái sinh là con mèo, vợ cả là con gà. Khi gà mái đẻ trứng, mèo đến ăn sạch hết. Ba lần như vậy gà mái cất tiếng:

- Ðã ba lần mày ăn trứng con tao, bây giờ mày còn chực ăn luôn cả tao. Kiếp sau tao sẽ ăn thịt mày và con mày.

Nguyền như vậy rồi nó chết và sinh làm con beo cái. Còn mèo sinh làm con nai cái. Ba lần nai cái sinh con, ba lần beo đến nuốt tươi. Khi sắp chết, nai cái lại nguyền rủa:

- Ba phen ác thú này nuốt sống con ta và giờ nó định nhai luôn cả ta nữa. Kiếp sau ta sẽ nhai nuốt nó và con nó! Rồi nai cái tái sinh là quỷ Dạ-xoa và beo chết đi đầu thai thành một cô gái dòng tôn quý ở Xá-vệ. Lớn lên, cô gái lập gia đình sống bên nhà chồng tại một khu xóm nhỏ gần cổng thành. Một thời gian sau cô có con. Quỷ Dạ-xoa biến thành một người bạn thân đến thăm cô gái và hỏi người nhà:

- Bạn tôi đâu?

- Ở phòng trong, cô ấy vừa sinh hạ một đứa bé.

Da-xoa hớn hở hỏi tiếp:

- Con trai hay con gái vậy? Tôi muốn thăm chị ấy.

Rồi tất tả bước vào trong, giả vờ nhìn ngắm đứa bé và nhanh tay chộp lấy nhai nuốt xong đi ra. Lần thứ hai, quỷ cũng nuốt tươi con của người vợ trẻ như vậy. Ðến lần thứ ba, thấy bụng đã lớn cô vợ trẻ thủ thỉ với chồng:

- Anh à, tại đây có một con quỷ Dạ-xoa đã nuốt chết hai đứa con của chúng ta và trốn thoát. Lần này tôi định trở về nhà để sinh nở.

Lúc bấy giờ đến phiên quỷ Dạ-xoa đi kéo nước (Da-xoa thay phiên nhau kéo nước từ hồ Anottatta đổ lên nguồn, mãn hạn bốn hay năm tháng chúng được thả về, nếu không bị chết vì kiệt sức). Ngay khi vừa được thả ra, quỷ Da-xoa liền chạy đến gặp người vợ trẻ hỏi:

- Bạn tôi đâu rồi?

Người trong nhà đáp:

- Chị chẳng gặp cô ấy đâu. Có một con quỷ Dạ-xoa đã ăn thịt những đứa con cô ấy sinh ra trong nhà này. Vì vậy cô ấy đi về nhà cha mẹ ruột rồi.

Quỷ lầm bầm:

- Dù có chạy đằng trời, nó cũng không thoát khỏi tay ta!

Nôn nóng vì thù hận, Dạ-xoa tức tốc đi vào thành.

Ðến ngày lễ đặt tên, bà mẹ tắm rửa và đặt tên cho đứa bé xong, thưa với chồng:

- Ông à, bây giờ chúng ta hãy trở về nhà.

Cô vợ ẵm con đi bên cạnh chồng. Trên con đường băng ngang tinh xá, khi đến hồ nước của tinh xá, người vợ trẻ giao con cho chồng và xuống hồ tắm. Cô tắm xong, đến phiên chồng, và cô ngồi đợi gần đó và cho con bú. Ngày lúc ấy quỷ Dạ-xoa xuất hiện. Cô vợ trông thấy nhận ra nó, lập tức la lên:

- Ông ơi! Ðến đây mau! Con quỷ đây nè!

Sợ chồng đến không kịp, cô xoay người đâm đầu chạy vào tinh xá. Lúc ấy đức Ðạo sư đang thuyết pháp giữa chúng hội. Người vợ trẻ đặt con dưới chân Phật thưa:

- Con xin cúng dường Ngài đứa bé này. Xin hãy cứu lấy nó!

Quỷ cũng rượt theo tới nơi. Thiên thần Sumana khi đó đang trú tại hốc cửa bên trên cổng tinh xá, liền ngăn quỷ Dạ-xoa lại không cho vào. Ðức Ðạo sư bảo Trưởng lão A-nan:

- A-nan, ngươi hãy ra gọi quỷ Dạ-xoa vào đây!

Trưởng lão y lệnh. Người vợ vừa thấy quỷ lo sợ, kêu lên thất thanh:

- Nó đó, thưa Thế Tôn.

Ðức Ðạo sư dạy:

- Hãy để nó vào. Ðừng làm ồn!

Dạ-xoa bước vào, đứng trước Phật. Phật hỏi:

- Sao ngươi làm như vậy? Nếu không gặp một vị Phật như Ta, ngươi sẽ ôm ấp mối hận đến ngàn đời, không khác gì con Rắn và con Cáo run rẩy giận dữ, như Quạ và Cú. Sao ngươi lấy oán trả oán? Chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù.

Và đức Phật đọc Pháp Cú:

                          (5) Với hận diệt hận thù,
                                Ðời này không có được,
                                 Không hận diệt hận thù,
                                 Là định luật ngàn thu.

Nghe dứt bài kệ, Dạ-xoa liền đắc quả Dự lưu. Phật bảo người đàn bà đưa đứa bé cho Dạ-xoa. Người đàn bà vẫn còn sợ, không dám đưa. Nhưng sau khi Phật cho biết là không cần phải đề phòng, bà ta mới dám trao. Dạ-xoa nhận đứa bé trong tay, ôm hôn âu yếm rồi trả lại cho mẹ nó, xong bắt đầu khóc. Nghe Phật hỏi tại sao, Dạ-xoa liền thưa:

- Thưa Thế Tôn! trước đây con hết sứ xoay sở mà chẳng đủ ăn. Giờ con không biết sẽ sống ra sao.

Phật an ủi Dạ-xoa, rồi quay sang người mẹ, Ngài dạy:

- Hãy cho Dạ-xoa ở trong nhà con và nuôi bằng loại cháo ngon nhất.

Người đàn bà vâng lện đưa Dạ-xoa về nhà, cho ở trên cây kèo giữa và nuôi bằng loại cháo ngon. Khi đến mùa đập lúa, máy đập vọt lên vọt xuống, Dạ-xoa sợ máy đập vào đầu nên nói với bạn không thể ở đây thêm, và xin đi nơi khác. Dạ-xoa lần lượt được cho ở trong chòi để máy đập lúa, chỗ giếng nước, lò bánh mì, kho phân, đống tro và cổng làng, nhưng không chịu ở đâu hết, luôn cằn nhằn: chỗ thì máy đập lúa nâng lên e rằng chẻ đầu ra làm hai, chỗ thì tụi nhóc tiểu bậy, chỗ thì đàn chó nằm dài, hoặc bầy trẻ phóng uế, có khi liệng rác, chỗ thì trai làng đến xem bói. Vì thế cô ta đưa Dạ-xoa về một nơi yên tĩnh ngoài làng, mỗi ngày đều mang cháo ngon đến cho ăn.

Một hôm Dạ-xoa nói với bạn mình:

- Năm nay trời sẽ mưa nhiều, nên trồng lúa ở nơi khô ráo.

Có khi Dạ-xoa cho biết:

- Năm nay hạn hán, nên trồng lúa nơi ẩm thấp.

Lúa của người khác bị hư vì lúc úng lúc hạn, nhưng lúa của người đàn bà trẻ thì bội thu. Dân làng ngạc nhiên đến hỏi cô:

- Này chị, lúa của chị chẳng bị úng, chẳng bị hạn. Chị làm mùa dường như biết trước thời tiết. Phải vậy không?

Cô ta đáp:

- Tôi có người bạn là Dạ-xoa cho tôi biết trước sự thay đổi thời tiết, và tôi trồng lúa trên đất cao hay đất thấp tùy theo sự chỉ dẫn của chị ấy. Các bạn không thấy sao, ngày nào tôi cũng mang cháo ngon và các loại thức ăn đến cho chị ấy. Nếu các bạn làm như tôi cũng sẽ được trúng mùa.

Dân làng lập tức tôn vinh Dạ-xoa. Và từ đó Dạ-xoa chăm sóc mùa màng cho mọi người, nhận được nhiều quà biếu và được nhiều người tôn kính. Dạ-xoa tạo nên thông lệ bữa ăn tám món, còn được duy trì mãi đến nay.

                     ( Thiền viện Viên Chiếu dịch )

                     Thơ: HT Thích Minh Châu

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

   Book I. Pairs, Yamaka Vagga

                      I. 4. “Not Hatred for Hatred” 01

  5. For not by hatred are hatreds ever quenched here in this world.

      By love rather are they quenched. This is an eternal law.

This religious instruction was given by the Teacher while he was in residence at Jetavana with reference to a certain barren woman. {1.45}

It appears that a certain householder’s son, on the death of his father, did all the farm and household work by himself alone and took care of his mother to boot. Now his mother said to him, “Dear son, I will fetch you a young woman to wife.” “Dear mother, speak not thus; my sole desire is to care for you so long as you shall live.” “Dear son, you alone are doing all the farm and household work, and I am not satisfied to have it so; let me fetch you a young woman to wife.” He protested time and again, and then held his peace.

The mother left the house, intending to go to a certain family and fetch home the daughter of that family. Her son asked her, “To what family are you going?” “To such and such a family.” He would not let her go to the family she had in mind, but told her of a family he liked better. So she went to the family he fancied, selected a wife [28.171] for her son, and having set the day, installed her in her son’s house. The woman turned out to be barren.

Then said the mother to the son, “Son, you had me fetch you a wife you yourself selected. Now she turns out to be barren. Without children a family {1.46} dies out, and the line is not continued. Therefore let me fetch you another young woman to wife.” “Enough said, dear mother,” replied the son; but the mother repeated her request time and again. The barren wife heard the talk and thought to herself, “It is certain that sons cannot disobey the words of their mothers and fathers. Now if she fetches him a wife who is fruitful, they will treat me like a slave. Suppose I were to fetch him a young woman of my own selection?”

So the barren wife went to a certain family and selected a young woman for him. But she immediately encountered the opposition of the young woman’s parents, who said to her, “Woman, what say you?” The barren wife replied, “I am a barren woman, and without children a family dies out. If your daughter gives birth to a son, she will be mistress of the family and the wealth thereof. Therefore give your daughter to me for my husband.” She finally prevailed upon them to grant her request, and taking the young woman with her, installed her in her husband’s house.

Then this thought occurred to her, “If my rival gives birth to a son or a daughter, she alone will be mistress of the household. I must see to it that she shall not give birth to a child.” So the barren wife said to her rival, “As soon as you have conceived a child in your womb, pray let me know.” “Very well,” replied her rival. In accordance with her promise, as soon as she had conceived, she told her fellow-wife.

Now the barren wife was accustomed to give her rival a meal of rice-porridge regularly every day with her own hand. {1.47} So along with the food she gave her a drug to cause abortion. The result was that her rival had a miscarriage. Again the second time the fruitful wife conceived a child and informed the barren wife. And again her fellow-wife did as before and brought about a miscarriage.

The women who lived in the neighborhood asked the fruitful wife, “Is not your rival putting an obstacle in your way?” When she told them the facts, they said to her, “You foolish woman, why did you do this? This woman was afraid you would get the upper hand. So she mixed a preparation to bring about a miscarriage and gave it to you. Do not tell her again.” Accordingly the third time the fruitful wife [28.172] said nothing to her rival. But the barren wife, seeing her belly, said to her, “Why did you not tell me that you had conceived a child?” Said the fruitful wife, “It was you who brought me here, and twice you have caused me to suffer a miscarriage; why should I tell you?”

“Now I am lost,” thought the barren wife. From that time on she watched to catch her rival off her guard. When the babe in the womb was fully matured, she took advantage of an opportunity, mixed a drug, and gave it to her. But because the babe in her womb was fully mature, an abortion was out of the question, and the result was that the child lodged across the neck of the womb. Immediately the mother suffered acute pains and feared that her hour had come.

“You have killed me!” she cried. “It was you alone that brought me here; it was you alone that killed my three children. Now I also am going to die. When I have passed out of this existence, may I be reborn as an ogress able to devour your children.” And having made this Earnest Wish, she died, {1.48} and was reborn in that very house as a cat. The husband seized the barren wife, and saying to her, “It was you who destroyed my family,” beat her soundly with elbows, knees, and otherwise. As the result of the beating she received, she sickened and died, and was reborn in that very house as a hen.

So the fruitful wife was reborn as a cat, and the barren wife was reborn as a hen. The hen laid eggs, and the cat came and ate them. This happened three times. Said the hen, “Three times have you eaten my eggs, and now you are seeking an opportunity to eat me too. When I have passed out of this existence, may I be able to eat you and your offspring.” And having made this Earnest Wish, she passed out of that existence, and was reborn as a leopardess. The cat was reborn as a doe.

So the barren wife, at the end of her existence as a hen, was reborn as a leopardess; and the fruitful wife, at the end of her existence as a cat, was reborn as a doe. Thrice the doe brought forth young, and thrice the leopardess went and devoured the doe’s offspring. When the doe came to die, she said, “Thrice this beast has devoured my offspring, and now she purposes to devour me too. When I have passed out of this existence, may I be able to devour her and her offspring.” And having made this Earnest Wish, she was reborn as an ogress. When the leopardess passed out of that existence, she was reborn at Sāvatthi as a young woman of station.

So the fruitful wife, at the end of her existence as a doe, was reborn as an ogress; and the barren wife, at the end of her existence as a [28.173] leopardess, was reborn at Sāvatthi as a young woman of station. When the latter grew up, she was married and went to live with her husband’s family in a little settlement near the gate of the city. After a time she gave birth to a son. The ogress disguised herself as a dear friend of the young woman and went to see her. “Where is my friend?” said the ogress. “In the inner room; she has just given birth to a child.” “Did she give birth to a son or a daughter? I should like to see her.” So saying, the ogress went in. While pretending to be looking at the child, she seized him, devoured him, and then went out. Again a second time she devoured a child of the young wife in the same way.

The third time the young wife was great with child she addressed her husband, “Husband, in this place an ogress has devoured two sons of mine and escaped. {1.49} This time I intend to go to the house of my parents to give birth to my child.”

Now at this time that ogress was away doing her turn at drawing water. (For Vessavaṇa’s ogresses take their turn at drawing water from lake Anotatta, passing it along from the source. At the expiration of four or five months they are released; the others die of exhaustion.) The moment the ogress was released from her turn at drawing water she went quickly to the young wife’s house and inquired, “Where is my friend?” “Where you will not see her. There is an ogress that devours every child she bears in this house, and therefore, she has gone to the house of her parents.” “She may go wherever she likes, but she will not escape from me.” Spurred on by an impulse of hatred, the ogress dashed towards the city.

On the day appointed for the naming of the child the mother bathed him, gave him a name, and then said to her husband, “Husband, now we will go back to our own home.” Accordingly she took the boy in her arms and set out with her husband along the path leading through the grounds of the monastery. When they reached the monastery pool, the young wife gave the boy to her husband and bathed in the pool. When she had finished her bath, her husband bathed in the pool. While the husband was bathing, the wife remained near, giving suck to her child.

Just then the ogress drew near. The young wife saw her coming and recognized her. Immediately she screamed with a loud voice, “Husband! husband! come quickly! come quickly! here is that ogress!” Not daring to wait until her husband came, {1.50} she turned and dashed into the monastery.

Now at this time the Teacher was preaching the Law in the midst [28.174] of the congregation. The young wife laid her boy at the feet of the Tathāgata and said, “I give you this child; spare the life of my son.” The deity Sumana, who resided in the embattled chamber over the gate, prevented the ogress from entering. The Teacher addressed the Elder Ānanda, saying, “Go, Ānanda, summon that ogress within.” The Elder summoned her within. The young wife said, “Here she comes, Reverend Sir.” Said the Teacher, “Let her come; make no noise.”

When the ogress came and stood before him, the Teacher said, “Why have you so done? Had you not come face to face with a Buddha like me, you would have cherished hatred towards each other for an aeon, like the Snake and the Mongoos, 02 who trembled and quaked with enmity, like the Crows and the Owls. 03 Why do you return hatred for hatred? Hatred is quenched by love, not by hatred.” And when he had thus spoken, he pronounced the following Stanza,

        5. For not by hatred are hatreds ever quenched here in this world.

            By love rather are they quenched. This is an eternal law. {1.51}

At the conclusion of the Stanza the ogress was established in the Fruit of Conversion.

The Teacher said to the woman, “Give your child to this ogress.” “I am afraid to, Reverend Sir.” “Fear not. You have no reason to be alarmed because of her.” The young wife gave her child to the ogress. The ogress kissed and caressed him, gave him back again to his mother, and began to weep. The Teacher asked her, “Why do you weep?” “Reverend Sir, in the past I have managed somehow or other to get a living, but I have never had enough to eat. Now how am I to live?” Then the Teacher comforted her, saying, “Do not worry.” And turning to the mother, he said, {1.52} “Take this ogress home with you, let her live in your own house, and feed her with the choicest rice-porridge.”

So the young wife took the ogress home with her, lodged her on the central rafter of the hut, and fed her with the choicest rice-porridge. Now when the rice was threshed and the flail was raised, she feared that it would strike her head. So she said to her friend, “I shall not be able to live here any longer; lodge me elsewhere.” She was lodged successively in the flail-hut, the water-chatty, the bake-house, the storeroom for nimbs, the dust-heap, and the village gate. But she refused [28.175] to live in any of these places, saying, “Here the flail rises as if it would split my head in two; here boys empty out slops; here dogs lie down; here boys attend to nature’s needs; here they throw away sweepings; here village boys practice fortune-telling.” So they lodged her in a quiet place by herself outside of the village, and there they brought her the choicest rice-porridge.

The ogress said to her friend, “This year there will be abundance of rain; therefore plant your crops in a dry place. This year there will be a drought; therefore plant your crops in a moist place.” Other people’s crops were destroyed either by excessive moisture or by drought, but the crops of the young wife flourished above measure.

People asked the young wife, “Woman, your crops are destroyed neither by excessive moisture nor by drought. When you plant your crops, you seem to know in advance whether the season will be wet or dry. How is this?” The young wife replied, “I have a friend, an ogress, {1.53} who tells me whether the season will be wet or dry; and I plant my crops according to her directions on high or low ground. Don’t you see? Every day the choicest rice-porridge and other kinds of food are carried out of our house; to her are they carried. Do you also carry the choicest rice-porridge and other kinds of food to her, and she will look after your crops also.”

Straightway all the residents of the city rendered honor to her. On her part, from that time forth, she looked after the crops of all. And she received abundant gifts and a large retinue. Subsequently she established the Eight Ticket-foods, which are kept up even to this present day.

  ------------------------------------------------------------------------------------------

     Buddhist Legends

             originally proof-read by

                  Ven. Khemaratana

             finally proof-read and prepared for digital publication by

                   Anandajoti Bhikkhu