ĐẬP THỦY ĐIỆN - QUẢ BOM NƯỚC HỦY DIỆT
#Tamdzao
Vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy có thể là một tình huống "vỡ đê có kế hoạch" nếu xảy ra ở quốc gia Đông Lào.
+Mùa mưa năm 2016, đập thủy điện Hố Hô tại Hà Tĩnh xả lũ ồ ạt khiến người dân các tỉnh lân cận khốn đốn, người dân không kịp sơ tán do xả lũ ban đêm.
+Mùa mưa năm 2017 đập thủy điện Hòa Bình mở 8 cửa xả đáy, làm ngập lụt vùng hạ du. Nhiều địa phương bị cô lập, nhiều tuyến đường bị chia cắt...
_Nhắc sơ qua để biết là đập thủy điện có ảnh hưởng thế nào đến các địa phương vùng hạ du.
_Trong thực trạng biến đổi khí hậu như hiện nay thì an ninh nguồn nước là vấn đề trọng tâm của các quốc gia trên thế giới.
Khỏi phải nói cũng biết nguồn nước quan trọng như thế nào. Các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông ồ ạt xây đập thủy điện tích nước, khiến cho đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa lớn nhất Việt Nam) bị thiếu nước dẫn đến hạn hán và xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2016. Thiệt hại chắc mọi người cũng đã nghe thấy.
_Bây giờ vỡ đập thủy điện ở tít bên Lào nhưng đồng bằng sông Cửu Long cũng phải lên kế hoạch ứng phó với dòng lũ từ tỉnh Attapeu chảy qua.
_Nếu trong 100 năm qua, dầu mỏ là một lý do phổ biến để đi đến chiến tranh. Các nước đã chĩa súng vào nhau nhằm thôn tính các mỏ dầu hoặc ngăn đối thủ kiểm soát loại hàng hóa cực kỳ quan trọng đối với mọi nền kinh tế và quân đội hiện đại. Thì ở thế kỷ 21, nước sạch mới là tài nguyên quan trọng, có thể gây ra các xung đột giữa các quốc gia láng giềng xung quanh việc xây dựng các đập thủy điện trên các con sông mà các quốc gia đó hưởng lợi chung về nguồn nước.
_Nói về chiến tranh liên quan đến việc sử dụng sức nước thì Trung Quốc chính là bậc thầy. Có thể kể ra vài vụ được nhiều người biết như sau:
1) Thời Hán - Sở tranh hùng(206–202 TCN), Khổng Hi một tướng của Lưu Bang ngăn đập sông Đà Thủy, chờ cho quân Hạng Vũ vượt sông, liền phá đập cho nước nhấn chìm gần một vạn binh lính nước Sở.
2) Thời Tam quốc tháng 8 năm 219, mưa nhiều ngày không ngớt, nước sông Hán Thuỷ lên cao, Quan Vũ lợi dụng thời cơ này ngăn đập giữa sông Hán Thủy, sau đó khơi dòng nước lũ dìm chết bảy đạo quân của Tào Tháo tại Phàn Thành.
3) Thời chiến tranh Mông - Tống năm 1234 - 1279
Tại Khai Phong, quân Mông Cổ đã tháo nước sông Hoàng Hà dìm chết hàng mấy vạn quân Tống...
*Nhắc sử xưa để biết, trước đây mấy cái đập bé xíu mà đã nguy hiểm đến thế rồi. Nếu thay vào đó là đập thủy điện Sơn La hay Sông Tranh thì mức hủy diệt của nó nghiêm trọng đến mức nào không dám nghĩ tới.
26/7