explicitClick to confirm you are 18+

UNG THƯ thì làm sao?

SAOVIETJun 30, 2018, 7:58:39 AM
thumb_up84thumb_downmore_vert

Khi bị ung thư, cả bệnh nhân và người thân hầu hết trải qua các giai đọan tâm lý: HÒAI NGHI – HỎANG LỌAN – TUYỆT VỌNG – PHÓ THÁC CHO BÁC SĨ.

Hiện nay các trung tâm chuyên môn chẩn đóan và điểu trị ung thư tại VN đếm trên đầu ngón tay, các bác sĩ được đào tạo chuyên môn cũng không nhiều. Mà doanh thu của các hãng dược bán thuốc đặc trị ung thư tại VN thuộc hàng khủng. Để có được số doanh thu này, rất nhiều gia đình bệnh nhân phải lâm vào cảnh tán gia bại sản, nợ nần chồng chất sau khi bệnh nhân qua đời. Có ít nhất 30% số doanh thu đó được chia lại cho bác sĩ kê toa, dĩ nhiên là trên mỗi viên thuốc bệnh nhân phải mua. Có những bệnh nhân mua nhưng uống chưa hết thuốc đã chết, bác sĩ vẫn được hoa hồng trên phần thuốc vứt đi đó nên nhiều bác sĩ ép gia đình bệnh nhân mua cả lọ mấy chục viên chứ không cho mua từng viên.

Một trong những thuốc điều trị trúng đích/đặc trị trong ung thư phổ biến hiện nay là TERCEVA, nhiều hãng khác nhau của nhiều nước khác nhau có thể đặt tên khác nhau, nhưng cùng lọai, và giá từ 1,1 triệu VNĐ/viên đến 1,6 triệu VNĐ/viên, một lọ 30 viên từ 33 tirệu đến 48 triệu đồng uống trong 1 tháng nếu bệnh nhân còn sống.

Việc các hãng dược làm thuốc để bán, trích hoa hồng cao để bán được thuốc mà bệnh nhân vẫn mua, thì trên phương diện kinh doanh là điều thuận mua vừa bán. Việc các bác sĩ nhận hoa hồng khi kê thuốc để điệu trị cho ai đó có sức khỏe tốt hơn, bản thân và gia đình họ hạnh phúc hơn, và họ sẵn sàng trả tiền cho điều đó là việc đôi bên cùng có lợi. Nhưng bác sĩ biết uống hay không bệnh nhân cũng chết, gia đình sẽ khó khăn hơn, viên thuốc bác sĩ kê bằng một tháng lương của người lao động, mà thuốc thực sự không mang lại hiệu quả gì hơn một viên thuốc giảm đau thông thường rẻ tiền hơn rất nhiều, chỉ vì 30% của một viên Terceva là 500,000đ (mỗi ngày 1 BS ung thư điều trị ít thì vài chục bệnh nhân, nhiều thì không dưới 100 bệnh nhân), thì khó có thể gọi là lương y!!!

Thường bệnh nhân trứơc khi phát hiện thì hòai nghi và thờ ơ. Nhưng khi phát hiện mình bị ung thư thì hỏang lọan mất tỉnh táo để cân nhắc thấu đáo, hoặc ai mách gì thử nấy hoặc chỉ dám tin một bác sỹ chẩn đóan và điều trị ban đầu mà không kiểm tra chéo với những bác sĩ có chuyên môn khác. Chính sự hỏang lọan này đẩy nhanh tiến trình phát bệnh hơn. Sau đó bệnh nhân và người nhà sớm đi vào giai đọan tuyệt vọng và phó thác cho bác sĩ. Chính điều này là kẽ hở cho nhiều bác sĩ thiếu lương tri lợi dụng để làm những người thân trong gia đình không bịnh cũng thành bịnh khi nhìn thấy người thân đang rời xa và kinh tế gia đình suy sụp.

Trong Quyết định số 3483/QĐ-BYT của Bộ Trưởng Y Tế ban hành, có kèm theo hướng dẫn chi tiết mà tất cả các đơn vị y tế đáng ra phải tuân thủ. Trong đó có nêu rõ biểu đồ điều trị thuốc đặc hiệu dựa trên nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới. Thuốc đặc hiệu sử dụng vào một thời điểm thích hợp với liều lượng ngày càng giảm dần và trong một thời gian ngắn. Càng về cuối càng giảm, và thường khi đã di căn vào giai đọan cuối thì hòan tòan ngưng thuốc đặc trị vì không còn tác dụng gì.

Tuy nhiên, rất nhiều bác sĩ đang điều trị bệnh nhân ung thư ở các bệnh viện làm ngược với chỉ định này. Tôi biết có một ca bệnh nhân lao phổi, bác sĩ biết không cải thiện được nhưng vẫn nuôi bệnh, và ép người nhà đưa bệnh nhân về nhà để điều trị tư tại phòng mạch bác sĩ. Dã man nhất là bắt người nhà mua mỗi lọ 30 viên Terceva 48 triệu VND. Trong khi nếu BN ở trong bệnh viện thì được bảo hiểm thanh tóan 70% tiền thuốc, và nếu cần dung quá liều BH thanh tóan thì trả 100% giá thuốc BV bán chỉ 1,2 triệu VNĐ/viên, uống viên nào trả viên đó, chết thì không phải trả cho những viên chưa kịp uống. Mà xin nhắc lại, theo nghiên cứu của WHO được Bộ Y Tế ban hành NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆUCHO BỆNH NHÂN UNG THƯ, thì vào giai đọan này bác sĩ không được kê thuốc đặc hiệu nữa khi biết không cải thiện điều gì, mà chỉ hướng dẫn CHĂM SÓC GIẢM NHẸ, và có nhiệm vụ: “Hỗ trợ người bệnh sống tích cực đến cuối đời. Coi cuộc sống và cái chết là một tiến trình bình thường, không cố ý đẩy nhanh họăc trì hõan cái chết”. (Nguyễn Thị Xuyên, Thứ Trưởng Bộ Y Tế)

Hiện nay tại VN, chỉ những ca ung thư Tuyến Giáp, ung thư Vú, ung thư Buồng Trứng, ung thư Tử Cung nếu phát hiện ở giai đọan đầu có thể chữa trị và duy trì cuộc sống một cách khỏe mạnh trong vài chục năm. Còn lại gần một trăm lọai bệnh ung thư khác nhau khác vẫn phải thực hiện NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC GIẢM NHẸ trong tiến trình phát triển bệnh và chờ chết.

CHĂM SÓC GIẢM NHẸ là sự phối hợp các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau và xử lý các triệu chứng thực thể, tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội mà người bệnh và gia đình họ phải chịu đựng. Đây mới chính là trách nhiệm và công việc của bác sĩ điều trị ung thư, chứ không phải tìm xem trong đám bệnh nhân ung thư sắp chết đấy, ai có của nả thì kê toa thuốc đặc trị và ra vẻ nghiêm trọng cho người nhà hỏang loạn mua một đống tiền cho bác sĩ ăn ngay hoa hồng 30%, rồi mang về uống chưa kịp hết thuốc đã chết. Mà càng uống càng chết nhanh hơn!

Vì vậy, các bạn có người nhà bị UT nên cân nhắc và tỉnh táo, đừng để những lương y thiếu lương tri lợi dụng.

Sống ngắn hay dài không quan trọng bằng sống có ý nghĩa!

Luong Hoang Anh, 21/7/2013.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, và không hướng tới đối tượng thừa điều kiện)