Nguồn: New York Times
Xem ra chính quyền của Donald Trump đang lên kế hoạch chuyển đổi sứ mạng của một trong những cơ quan khoa học liên bang quan trọng nhất đang nghiên cứu cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu — ra khỏi mục tiêu nghiên cứu biến đổi khí hậu của nó.
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (the National Oceanic and Atmospheric Administration - viết tắt là NOAA), là một bộ phận của Bộ Thương mại Mỹ, hiện đang điều hành vô số các vệ tinh thám sát Trái Đất. Vì hoạt động của cơ quan này chuyên thu thập và phân tích các dữ kiện trong ngành khoa học khí hậu, nên đã trở thành một trong những cơ quan quan trọng nhất của Mỹ khi đưa ra vấn đề nhiệt độ bầu khí quyển Trái Đất đang nóng dần lên. Nhưng theo một slide trình chiếu trong cuộc họp tại Bộ Thương mại Mỹ với Tim Gallaudet, người giữ quyền điều hành của NOAA, mục tiêu này có thể thay đổi.
Trong bản slide trình chiếu này có bao gồm phần mô tả về các sứ mạng của cơ quan này, với việc liệt kê ra ba nội dung về sứ mạng trong quá khứ, bắt đầu với câu “để thấu hiểu và dự báo những thay đổi nơi nền khí hậu, thời tiết, đại dương và vùng duyên hải.” Và như thế, sau khi họ thay đổi sứ mạng cho hiện tại, cụm từ “khí hậu” bị xóa bỏ hoàn toàn, và dòng chữ đầu tiên bị thay thế bằng “để quan sát, thấu hiểu và dự báo các điều kiện của khí quyển và đại dương.”
Bản slide trình chiếu còn bao gồm cả một sự nhấn mạnh mới hoàn toàn: “Để bảo vệ sinh mạng và tài sản, hỗ trợ hoàn toàn cho nền kinh tế, và ủng hộ nền an ninh nội địa và quốc gia Hoa Kỳ.”
Sứ mạng rộng lớn của NOAA còn bao gồm cả Dịch vụ Dự báo Thời tiết Quốc gia và quản lý ngành ngư nghiệp của Mỹ. Việc sử dụng các vệ tinh và ứng dụng nghiên cứu khoa học để tìm hiểu biến đổi khí hậu đã trở thành một phần lớn nhiệm vụ khổng lồ của cơ quan này trong việc dự báo các chu kỳ của hiện tượng khí hậu, ví dụ như El Niño và theo dõi các cơn bão, cũng như tiên đoán hậu quả của hiện tượng mực nước biển dâng do băng tan đối với các vùng duyên hải Hoa Kỳ.
Trong khi sứ mạng quá khứ của cơ quan này tập trung vào tính kiên định, bao gồm “những hệ sinh thái, cộng đồng và nền kinh tế lành mạnh, dễ thích nghi và linh hoạt mặc dù phải đối diện với sự thay đổi,” thì sứ mạng mới được thay thế trong side trình chiếu tập trung vào “một nền kinh tế an toàn, vững chắc và luôn tăng trưởng, được tiếp thêm sức mạnh nhờ thông tin môi trường chính xác, đáng tin cậy và kịp thời.”
Được biết bản slide trình chiếu này do Ts. Gallaudet - một nhà hải dương học và thiếu tướng hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu - biên soạn như một phần của "Hội nghị Cấp cao Đề xuất Tầm nhìn" của Bộ Thương mại. Mặc dù các cơ quan nhà nước thường thay đổi hoạt động ưu tiên của mình dưới một chính quyền mới, nhưng việc thay đổi và loại bỏ hoàn toàn sứ mạng cốt lõi của một cơ quan lại là điều bất thường.
Và điều không rõ ràng nữa chính là, liệu việc thay đổi đáng kể định hướng của một cơ quan khoa học liên bang có được thực hiện mà không thông qua Quốc Hội hay không. Cơ cấu và sứ mạng hiện tại của NOAA được khẳng định bởi 127 ủy nhiệm thư từ Quốc Hội, và chính Quốc Hội Hoa Kỳ phải thông qua ngân sách cho cơ quan này. Và việc chuyển đổi trọng tâm của cơ quan sẽ đòi hỏi một tiến trình làm luật kéo dài — tiến trình đã từng gây ra rắc rối cho chính quyền của Trump.
Ông Andrew A. Rosenberg, một cựu khoa học gia của NOAA và cũng là một quan chức cấp cao, giờ đây đang làm giám đốc cho Trung tâm Khoa học và Dân chủ (Center for Science and Democracy) tại Hiệp hội các Nhà Khoa học có Quan tâm đến Thời cuộc (the Union of Concerned Scientists), người được chứng kiến bản tài liệu trình chiếu, đã phát hành lời tuyên bố đáp lại slide trình chiếu ở trên, và gọi bước đi này là “một sự thay đổi gây sốc trong sứ mạng của một trong những cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu quốc gia.” Ông nói rằng quyết định trên là “sai lầm và gây nguy hại cho đất nước chúng ta.”
Ông cho biết: “Việc thấu hiểu khí hậu biến đổi ngày càng trở nên quan trọng, khi mà hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu đang dần tăng lên.”
Ông Rosenberg còn cho rằng các nghiên cứu về khí hậu đã đang thực thi việc bảo vệ nền kinh tế. “NOAA đang tiếp tục làm việc để hoàn thiện các dự báo về sự kiện khí hậu cực đoan ngày càng được tăng cường sức mạnh trong một thế giới ấm nóng hơn. Như chúng ta đã biết về các cơn bão và cháy rừng xảy ra năm ngoái, những dự báo như thế này rất quan trọng để bảo vệ sinh mạng và cơ sở hạ tầng của Mỹ.”
Khi được hỏi về lời chỉ trích trên, Ts. Gallaudet (tác giả của bản trình chiếu) nói rằng bản slide chỉ là “một bản nháp đơn giản để dùng cho mục đích thảo luận.”
Ông này còn nói thêm: “Nó không nhằm mục đích thay đổi sứ mạng hay chính sách của NOAA so với trước đây. Bất cứ hàm ý diễn dịch nào về khuynh hướng ngược lại chỉ là không chính xác.”
Một nhà khoa học khác của NOAA cho biết ông nghi ngờ những lời tuyên bố này sẽ dẫn đến sự thay đổi rộng khắp. Vị này không muốn được nêu tên vì ông không có thẩm quyền bình luận, nhưng đã nói: “Đây thực sự không phải là một thay đổi lớn trong sứ mạng cốt lõi. Nó tùy thuộc vào cách bạn diễn dịch các slide trình chiếu. Khí hậu sẽ không được nhấn mạnh đến, nhưng nó sẽ vẫn là một phần căn bản trong sứ mạng của NOAA.”
Kevin Trenberth, một chuyên gia về khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (National Center for Atmospheric Research), cho biết rằng bản slide trình chiếu “đang gióng lên tiếng chuông báo động.” Trong một email, ông đặt câu hỏi: “Khí hậu được đặt ở đâu?”
Ông viết thêm: “Thay vì bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái, đây đích thị là kiểu khai thác môi trường tận lực. Sự thay đổi trong câu sau cùng đặc biệt là khó chịu và thiển cận.”
Công trình nghiên cứu của NOAA về biến đổi khí hậu được thực thi trong những năm gần đây bất chấp sự công kích nảy lửa từ phía các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng Hòa. Vị đại diện cho những công kích này là ông Lamar Smith, một thành viên thuộc Đảng Cộng Hòa đến từ Texas, hiện đang nắm giữ chức chủ tịch của Ủy ban Hạ viện về Khoa học, Vũ trụ và Công nghệ (the House Committee on Science, Space and Technology), đã kết tội chính quyền Obama và những nhà nghiên cứu liên bang thao túng các nghiên cứu về hiện tượng nóng lên toàn cầu để tiếp tục theo đuổi “một lịch trình đáng nghi ngờ về khí hậu” của chính phủ Mỹ, như khi ông đặt ra trong một phiên điều trần vào năm 2015.
Cụ thể hơn, Ông Smith đã mở cuộc điều tra NOAA có liên quan đến một công trình nghiên cứu, trong đó gợi ý về một thời điểm gián đoạn được cho là thiếu tính thuyết phục nơi tiến trình nóng lên của Trái Đất trong suốt giai đoạn gần 20 năm do thông số khoa học đo được không chính xác, và rằng khoảng dừng được cho là nóng lên ấy đã lấp đầy giả thuyết của hiện tượng, nhưng sẽ xóa sạch giả thuyết này nếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tốt hơn. Điểm gián đoạn ấy đóng vai trò như một luận cứ thường được sử dụng bởi những ai từ chối không chấp nhận những bằng chứng khoa học quá rõ ràng về việc khí hậu của hành tinh này đang ấm lên. Sau đó, nghiên cứu này đã được công nhận có giá trị, và tiến trình nóng lên toàn cầu vẫn tiếp tục diễn ra: kể từ năm 2001, đã có 17 trong 18 năm có nhiệt độ nóng nhất.
Ts. Trenbeth cho rằng nỗ lực xóa bỏ lĩnh vực khí hậu khỏi sứ mạng hoạt động của NOAA cũng tương tự như các cuộc công kích trước đây từ Quốc Hội vào cơ quan này. Tuy nhiên, ông nói họ sẽ không thể vứt bỏ vị trí trung tâm của việc thấu hiểu biến đổi khí hậu nơi sứ mạng của NOAA. “Sự thật chính là, việc cải thiện chất lượng dự báo thời tiết và vụ mùa giờ đây đã trở thành một vấn đề của khí hậu: nó vốn đã bao gồm nhiều tương tác giữa các yếu tố khí quyển, đại dương và đất liền.”
Ông kết luận: “Việc bỏ quên bất cứ yếu tố nào có liên quan đến khí hậu, bao gồm cả hiện tượng El Niño, là cực kỳ cẩu thả.”
#hanhtinhtitanic
*BÌNH LUẬN CỦA CHÚNG TÔI:
Việc chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump muốn vứt bỏ sứ mạng nghiên cứu biển đổi khí hậu của các nhà khoa học tại NOAA cũng giống như chuyện Facebook đang tìm cách làm hài lòng chính quyền cộng sản Việt Nam bằng cách áp đặt luật im lặng và kiểm duyệt thông tin đối với các status chống lại ý muốn của nhà cầm quyền. Còn nhớ cách đây hai tháng, Trump đã âm thầm cắt bỏ quỹ tài chính hỗ trợ cho Hệ thống Giám sát Khí thải Carbon (CMS) trên toàn cầu mà không cần hỏi đến Quốc Hội Hoa Kỳ. Điều đó có ý nghĩa gì?
1. Người Mỹ không phải là không chú ý đến biến đổi khí hậu, nhưng đang cố tình che giấu và biến các thông tin có liên quan đến biến đổi khí hậu trở thành một thứ tương tự như "bí mật quốc gia". Chắc chắn trong chính sách phát triển và chiến lược 50 năm tới của người Mỹ, biến đổi khí hậu sẽ trở thành một loại vũ khí được mặc nhiên công nhận và thuận theo vì tính khách quan của nó, được ứng dụng để tàn phá những quốc gia khác một cách hợp lý, kiềm hãm sự phát triển của nhiều đối thủ, và giúp nước Mỹ vượt lên trên nhờ tầm nhìn rất xa so với hiện nay, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này một cách ngoạn mục và trở thành quốc gia duy nhất có khả năng sống sót nhờ trình độ công nghệ tiên tiến.
2. Người Mỹ đang đặt mục tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá, đốt cháy mọi tài nguyên còn lại để xây dựng cơ sở cho tương lai, cùng với việc tập trung nguồn lực để bảo vệ thành quả kinh tế của họ, cho dù có phải thu hẹp mối quan hệ đồng minh và sức ảnh hưởng của mình trên toàn cầu. Cùng lúc đó, người Mỹ thúc đẩy và hỗ trợ những chế độ phi dân chủ, bóp nghẹt các quyền tự do và nhân quyền tại nhiều quốc gia để củng cố tình trạng hiện thời của các chính phủ này, không muốn làm rối loạn bàn cờ địa chính trị thế giới. Chiến lược của họ là muốn đóng băng tình trạng chính trị hiện thời của mọi quốc gia trên toàn cầu trong khi Hoa Kỳ ưu tiên sử dụng những nguồn lực cuối cùng trên hành tinh này để tìm ra một lối thoát mới và xóa bỏ bàn cờ địa chính trị một lần nữa. Đó có thể là việc di cư đến một hành tinh khác có thể hỗ trợ sự sống trong Thái Dương Hệ và dải Ngân Hà? Hay nuôi dưỡng và kiểm soát con người bằng công nghệ của trí thông minh nhân tạo và người lai robot dễ sống sót trong một thế giới có điều kiện sống rất khắc nghiệt do bị cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu tàn phá và hủy diệt trong tương lai gần?
Dù là gì đi nữa, thì mô hình cai trị của Mỹ đang ngày càng gần giống với Trung Quốc và nhiều quốc gia không tôn trọng quyền con người. Và mô hình đó dĩ nhiên được ủng hộ bởi giới tư bản tiền tệ - tài chính, người Do Thái và hệ thống công nghệ nhận diện con người. Người Mỹ đang có khuynh hướng rút lui trong mọi lĩnh vực ảnh hưởng trên toàn cầu để bảo vệ thành quả kinh tế và trình độ công nghệ của mình, cô lập mối liên hệ với nhiều đồng minh vì không muốn hao phí nguồn lực. Họ, cùng với Israel, ủng hộ nhiều quốc gia độc tài giữ vững thể chế và cố tình phớt lờ các cuộc cách mạng của người dân, như một cách để thực hiện chiến lược riêng của họ trong một thế giới sẽ bị tàn phá khốc liệt bởi biến đổi khí hậu.
Hãy nhìn xa và trông rộng, hỡi những người Việt Nam khốn khổ! Các bạn luôn tập trung vào chuyện chống kẻ hàng xóm xấu tính Trung Quốc, nhưng trên thực tế, các bạn không nhìn ra bàn tay lông lá đang hỗ trợ Trung Quốc và Nga xâm lấn các bạn lại chính là người Mỹ và Do Thái. Họ có sách lược khôn ngoan gấp nhiều lần hơn tầm nhìn hạn hẹp của các bạn. Họ để Trung Quốc tập trung sức lực vào các hòn đảo nhỏ bé của Việt Nam trên Biển Đông, cố hết sức vẫy vùng để vươn ra cái ao làng hạn hẹn của Biển Đông, lâu lâu cử một vài tàu chiến hoặc máy bay đến thị uy và dọa Bắc Kinh để khiến người Hoa lục địa lo lắng chạy đua vũ trang. Nhưng trong thâm tâm, họ biết rằng chỉ trong vòng từ 30 đến 50 năm nữa, những hòn đảo này sẽ nằm dưới các lớp sóng của đại dương do mực nước biển dâng cao. Biển Đông sẽ đón nhận hàng loạt cơn siêu bão đủ để hủy diệt hoặc làm ngưng trệ hoạt động của bất cứ căn cứ quân sự tạm bợ nhất. Trung Hoa Đại Lục cũng sẽ đón nhận hàng loạt cơn siêu bão tương tự có sức mạnh tương đương bom nguyên tử.
Còn Việt Nam thì sao? Hai vùng đồng bằng của quốc gia này sẽ ngập chìm trong nước biển do băng ở hai cực tan ra, hủy diệt hai vựa lúa lương thực lớn nhất. Hàng loạt các thiên tai khác sẽ ập đến do khí hậu cực đoan, gây mất mùa và phá hủy các điều kiện sống căn bản nhất. Rồi Việt Nam sẽ trở thành một phần của Trung Quốc hay không, thì cũng không còn quan trọng đối với nước Mỹ vĩ đại. Trung Quốc càng bành trướng thì càng suy yếu theo định luật thứ hai của nhiệt động lực học - nguyên lý bất định và vô trật tự (the Entropy Law), vì thể chế và cách quản lý kiểm soát của nó không đủ để đương đầu với sự phức tạp và cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Hiện nay, Trung Quốc đã rơi vào một phần của cuộc khủng hoảng này rồi. Và Việt Nam được sử dụng như con cờ để thử nghiệm quán tính tham lam của Bắc Kinh.
Liệu Việt Nam có thể sống sót? Điều đó tùy thuộc một phần vào trí tuệ, khí chất và sự dũng cảm của người dân. Hãy nhìn ra nhiều yếu tố để quyết tâm thay đổi ngay lập tức và tiến bước cho kịp thời đại.