Chân dung anh hùng – Đại biểu Quốc hội (Bài 7)
Tiếp theo bài 1: Từ truyền thông lề phải; bài 2. Đến sự thật của lịch sử; bài 3: Trả lời bài 1 và bài 2; bài 4: Truyền thống gia đình: Cha, Mẹ; bài 5: “Khí chất của người Anh Hùng …” và bài 6: Nghĩa tình quê hương
Bài 7. Kế hoạch lừa siêu hạng qua Nghĩa tình quê hương
I. Dừng dự án
Với một dự án y tế tư nhân ở miền Trung có quy mô 880 tỷ là một dự án lớn. Tỉnh Quảng Ngãi tập trung cả hệ thống chính trị để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho dự án khởi công và thi công đúng tiến độ, kế hoạch.
Tỉnh cấp ngân sách di dời khẩn cấp 8 cơ sở y tế, trong đó có Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cũ để giao mặt bằng làm lễ khởi công và thi công Dự án.
Tuy nhiên, sau ngày làm lễ khởi công, quan chức Trung ương đi hết rồi thì người dân không thấy công trình này triển khai xây dựng ngoài bãi đất trống rộng mênh mông giữa trung tâm thành phố.
Hình 7.1. Khu đất trống được giải phóng mặt bằng để xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Chợ Rẫy Quảng Ngãi.
Chín tháng sau sự kiện trọng đại lễ khởi công, vào tháng 3 và tháng 4 năm 2011, Chủ đầu tư rất lịch sự gởi 2 văn bản “Xin không thực hiện dự án”, có lời xin lỗi lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh Quảng Ngãi (7.1). Với lý do chung chung: vì gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi ngỡ ngàng! Một mặt lo giải trình với dư luận, một mặt họp với nhau tìm hiểu nguyên nhân thực sự và rút kinh nghiệm.
Theo ông Nguyễn Hoàng Sơn – Phó chủ tịch tỉnh, dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Chợ Rẫy là một trong những dự án đầu tư vào tỉnh được thực hiện các qui trình đầu tư, cấp giấy phép và khởi công dự án nhanh nhất từ trước đến nay (2011).
Tỉnh thông cáo báo chí: Mặc dù UBND tỉnh và các sở, ngành tạo mọi điều kiện tốt nhất để Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa quốc tế Chợ Rẫy – Quảng Ngãi triển khai dự án, tuy nhiên Công ty đã không làm đúng cam kết, phá vỡ quy hoạch đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố, làm ảnh hưởng đến công trình trọng điểm của tỉnh và ảnh hưởng đến dư luận và uy tín đối với nhân dân, gây thiệt hại và làm tốn thời gian cho 8 đơn vị y tế phải di dời nhường chỗ để xây dựng Bệnh viện.
Đồng thời Tỉnh “bắt đền” Công ty phải trả 3,7 tỷ đồng, gồm: giá trị 13 hạng mục công trình mà Công ty đã phá dỡ trên 2,9 tỷ đồng và chi phí di dời, sửa chữa trụ sở làm việc của 8 đơn vị y tế phải di dời là 856 triệu đồng để lấy đất xây dựng bệnh viện.
Vậy là chiến lược phát triển ngành y tế Quảng Ngãi với tham vọng “Bệnh viện Đa khoa quốc tế Chợ Rẫy – Quảng Ngãi sau khi hoàn thành sẽ là bệnh viện quốc tế đầu tiên khu vực miền Trung, với thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, không chỉ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân tỉnh Quảng Ngãi mà còn nhân dân các tỉnh lân cận, đồng thời sẽ góp phần giảm tải cho Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh.”(6.11) đành dừng lại.
Vậy là “ước vọng thầm kín” của Anh hùng lao động Nguyễn Văn Đông thổ lộ với báo chí nhẹ nhàng bay theo những chùm bong bóng ngày lể khởi công dự án.
II. Dư âm
Chuyện các đại gia làm dự án: thích thì làm, không thích thì dừng lại, chuyển nhượng là hoàn toàn bình thường, cùng lắm là phạt hợp đồng, cùng lắm là phá sản. Dù sao cũng hơn dự án của Đảng thực hiện bằng ý chí chính trị.
Chẳng hạn như dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (7.2), lúc bà Nguyễn Thị Kim Ngân là Phó Chủ tịch Quốc hội đã quyết tâm thông qua, đến khi làm Chủ tịch Quốc hội lại quyết định dừng. Cả hai lần đều nhờ Đảng lãnh đạo sáng suốt, Đại biểu Quốc hội trí tuệ. Mặc dù trước khi thông qua, các nhà khoa học, dư luận không đồng tình; đầu tư vào dự án cũng không ít, nhưng bà Nguyễn Thị Kim Ngân – đại diện cao nhất cho Quốc hội hai nhiệm kỳ cũng chẳng thèm xin lỗi nhân một tiếng.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Chợ Rẫy Quảng Ngãi chấm dứt, dù sao Chủ đầu tư cũng gởi lời xin lỗi lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, dư âm của nó vẫn còn vọng lại đến ngày nay.
Tỉnh Quảng Ngãi, các nhà đầu tư khác, người dân, … cùng đi tìm nguyên nhân thực sự dừng dự án.
Thông tin công bố là Công ty Cổ phần bệnh viện Quốc tế Quảng Ngãi làm chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Chợ Rẫy – Quảng Ngãi hình thành trên cơ sở góp vốn của Công ty cổ phần Rạng Đông, Công ty TNHH Phú Thọ, Công ty TNHH Mắt Thái Thành Nam. Nhưng trên thực tế chỉ có mỗi Công ty Rạng Đông bỏ tiền, còn ông Đoàn – Công ty Phú Thọ và Thái Thành Nam chỉ tham gia bằng cái tên (ghi chú: ông Đoàn là cha đẻ của BOT đầu tiên là cầu Cỏ May đi Vũng Tàu, còn Thái Thành Nam là bạn ông Đoàn). Cho nên sau này quyết định dừng thì cũng chẳng ai làm gì với Nguyễn Văn Đông cả.
Vào thời điểm đó, với hành lang pháp lý chưa rõ ràng về xã hội hóa y tế, đầu tư theo phương thức hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, cùng với cơ chế xin cho thì phải nói là rủi ro rất lớn.
Về quan điềm chung của xã hội, thì đầu tư vào lĩnh vực y tế ở các tỉnh lẻ phải chấp nhận phi lợi nhuận, thời gian hoàn vốn có chiết khấu kéo dài trên 20 năm. Chính vì vậy nhà nước mới kêu gọi xã hội hóa y tế với những chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai, các loại thuế, …
Rạng Đông là một tập đoàn lớn, với một đội ngũ chuyên gia tài chính, thị trường có kinh nghiệm, đã đầu tư hàng trăm dự án lớn nhỏ. Nên đương nhiên nghiên cứu, tính toán rất kỹ để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư Bệnh viện đến hơn 880 tỷ đồng trước khi quyết định khởi công. Trong Báo cáo khả thi cũng đã tính toán, xác định thời gian thu hồi hồi vốn, phân tích và xử lý các khả năng rủi ro có thể xảy ra.
Hồ sơ năng lực của Chủ đầu tư “rất đẹp”, chứng minh nguồn tài chính và kế hoạch giải ngân khả thi, đồng thời dự án nâng chi phí đầu tư từ 670 tỷ đồng (theo suất đầu tư) lên 880 tỷ nên đã thuyết phục được những chuyên viên thẩm định dự án khó tính nhất của tỉnh. Từ đó tỉnh chấp nhận giao gần 5 ha đất vàng trung tâm thành phố để xây dựng Bệnh viện Quốc tế, còn Bệnh viện đa khoa của tỉnh hiện hữu thì chuyển đi nơi khác. Trong khi theo TCVN 9212:2012 (6.7) với quy mô 500 giường diện tích đất là 3,6 ha.
Nghe đâu chi phí chuẩn bị đầu tư, lễ khởi công, bồi thường cho tỉnh (7.3) hơn chục tỷ đồng. Chấp nhận bỏ chục tỷ ra, tổ chức khởi công hoành tráng, mời cả Ủy viên trung ương đảng, Bộ trưởng y tế về cắt băng khánh thành. Xong để đó, 9 tháng sau thông báo dừng!
Tốn thời gian, công sức của nhiều bên liên quan.
Thương cho người dân Đức Phú, đi đâu cũng khoe Nguyễn Văn Đông về đầu tư Bệnh viện quốc tế. Tội cho nhiều cán bộ y tế và những người đang học ngành y quê Mộ Đức với hy vọng sẽ được làm việc cho Bệnh viện quốc tế do người con của quê hương Đức Phú, Mộ Đức xây dựng.
Nhưng quê độ nhất vẫn là chính quyền tỉnh Quảng Ngãi, đã lỡ huy động cả hệ thống chính trị tuyên truyền cho dự án. Đến khi dừng dự án chẳng biết nói sao, thôi thì đăng bản tin cho dân biết “Ngừng triển khai dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Chợ Rẫy – Quảng Ngãi”(7.4) với lý do vì gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai là xong. Khi khởi công thì tỉnh ủy có mặt lãnh đạo, lúc dừng dự án Đảng chẳng nói năng gì!
III. Đi tìm nguyên nhân
Theo tính toán độc lập của những nhà đầu tư bệnh viện tư nhân, thì ngay sau khi hoàn thành công suất giường sẽ đạt ngay ít nhất là 95%, thời gian hoàn vốn theo suất đầu tư khoảng 15 năm. Với một quỹ đất dư ra gần 1,4 ha gắn liền với khuôn viên Bệnh viện tại khu trung tâm Thành phố sẽ tạo ra rất nhiều dịch vụ thương mại có giá trị gia tăng cao. Cho nên không thể nói dự án không hiệu quả; còn những vấn đề khác như phương án tài chính, nhân sự, … đã được phân tích và xử lý trong Báo cáo nghiên cứu khả thi trước khi cấp phép.
Không bên nào công bố chính thức nguyên nhân, nhưng rò rỉ thông tin ra dư luận thì có nhiều. Bên này cáo buộc bên kia:
– Người của phía Rạng Đông cho rằng quan chức Quảng Ngãi gây khó khăn, các sếp muốn gởi cổ phần ảo nhiều quá. Người trong Ban quản lý dự án thì nói các đối tác không chịu góp vốn. Một số nhân sự cấp cao thì nói chưa thu xếp được nguồn vốn.
– Quan chức phía địa phương cho rằng Chủ dự án đòi ưu đãi nhiều quá; trong đó có yêu cầu khu đất ở trung tâm tỉnh lỵ để xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên gần trường Cao đẳng sư phạm (nay là Đại học Phạm Văn Đồng) …
Thời gian trôi qua, các lãnh đạo tỉnh ngày đó như ông Nguyễn Xuân Huế, Cao Khoa đến nay cũng đã nghỉ hưu. Lúc đó cũng không thể hiểu nổi tại sao phải Chủ đầu tư quyết định dừng dự án, còn chuyện tỷ lệ phần trăm dự án thì ở đâu mà chẳng có, không phải là nguyên nhân chính.
Cũng có người nói, mục đích chính của Rạng Đông là chuyển nhượng dự án nhưng không được nên rút; hoặc Rạng Đông không có kinh nghiệm đầu tư, quản lý bệnh viện nên phải dừng là đúng; …
Bây giờ khu đất này được xây dựng hai bệnh viện mới là Bệnh viện Sản nhi và Bệnh viện Bệnh viện Y học cổ truyền (hình 7.2).
Hình 7.2. Khu đất gần 5ha xây dựng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Chợ Rẫy Quảng Ngãi hiện nay là Bệnh viện Sản nhi và Bệnh viện Y học cổ truyền.
Với độ trễ thời gian đủ dài, nhiều quan chức của tỉnh nghỉ hưu vẫn tiếp tục theo dõi Rạng Đông, tìm hiểu Nguyễn Văn Đông cố gắng xác định nguyên nhân thực sự Nguyễn Văn Đông quyết định chấm dứt đầu tư bệnh viện ở Quảng Ngãi.
Đau nhất trong vụ này có lẽ là ông Nguyễn Xuân Huế, ông cũng là Anh hùng Lao động thời kỳ làm Giám đốc Công ty Đường Quảng Ngãi (nhà nước), sau này làm Chủ tịch tỉnh. Nhưng anh hùng trong chốn quan trường làm sao bằng anh hùng của cơ chế thị trường hoang dã theo định hướng xã hội chủ nghĩa được. Tuy nhiên Anh hùng của Đảng rất biết thù dai đúng nghĩa “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”.
Nói về ông Nguyễn Xuân Huế, cán bộ Quảng Ngãi thời đó nói đùa: trước khi nghỉ hưu ông tranh thủ ký quyết định chủ trương đầu tư để kiếm việc làm cho dân Quảng Ngãi 20 năm nữa. Còn đối với dự án Bệnh viện Quốc tế Chợ Rẫy – Quảng Ngãi, ông Huế đã chỉ đạo các sở ngành tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Ông hy vọng để lại danh tiếng là người mời gọi đầu tư Bệnh viện Quốc tế và kiếm ít cổ phần trong Bệnh viện sau khi nghỉ hưu.
Không như quan chức khác tranh trủ “vặt lông”, ông Nguyễn Xuân Huế muốn nuôi con “vịt bầu” Nguyễn Văn Đông về quê đẻ trứng, nhưng cuối cùng lại thành con “vịt trời”, bay đi mất!
Hình 7.3. Anh hùng lao động, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế (đứng); Phó Chủ tịch tỉnh Cao Khoa (thứ 2 từ trái qua) – ảnh tư liệu 2011
IV. Nguyên nhân thực sự là gì?
Nhiều người còn nhớ, giai đoạn thẩm tra lý lịch để phong Anh hùng lao động, Nguyễn Văn Đông hay về Quảng Ngãi hứa hẹn giúp đỡ, đầu tư cho quê hương của một người con xa xứ mà tổ tiên đã sống hơn 500 năm. Hai lĩnh vực đầu tư khó sinh lợi nhất ở những tỉnh lẻ là giáo dục và y tế, cho thấy Đông rất nặng tình với quê hương.
Tình người với tiền nhiều, nên chuyện cũ bỏ qua. Các vướng mắc, khiếu nại về lý lịch đều được giải quyết ổn thỏa, đẹp đẽ.
Anh hùng lao động Nguyễn Văn Đông đã thực hiện lời hứa:
– Đó là xây tặng cho xã Đức Phú ngôi trường Mẫu giáo với kinh phí 2,3 tỷ đồng (xem Bài 5).
– Và đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Chợ Rẫy Quảng Ngãi: 880 tỷ đồng.
Anh hùng Nguyễn Văn Đông bỏ ra hàng chục tỷ đồng để thực hiện chuẩn bị đầu tư, tổ chức lễ khởi công hoành tránh để chứng minh là thực sự quyết tâm đầu tư.
Đến lúc anh Đông cần dứt bỏ thì cũng rất đơn giản. Tìm lý do abc nào đó, không được thì tạo ra lý do xyz, mà nhà đầu tư muốn tạo ra lý do trong thể chế quan liêu và tham nhũng này thì không quá khó. Ví dụ, chỉ cần ngưng bôi trơn là guồng máy chạy ì ạch ngay – vậy là có lý do la làng “rải thảm trên đinh” và xin rút.
Vào thời điểm đầu năm 2011, thì AHLĐ Nguyễn Văn Đông đã ngồi ghế Đại biểu quốc hội được 5 năm. Chừng đó thời gian với quyền hạn một ĐBQH (7.5), với nguồn lực đại gia, với tố chất được di truyền từ gia đình; Nguyễn Văn Đông đã hiểu được cơ chế vận hành của cơ quan Trung ương, thiết lập quan hệ thân hữu được với các thế lực siêu quyền lực. Mục tiêu chiến lược hướng đến bây giờ là những “quả đấm thép” sẽ được trình bày trong các bài sau.
Nếu so sánh với đầu tư làm Đại biểu Quốc hội như bà Đặng Thị Hoàng Yến hay Châu Thị Thu Nga hết 1,5 triệu USD. Thì tính ra, dự án “đầu tư giảm thiểu rủi ro” này quá thấp, nhưng hiệu quả cao. AHLĐ-ĐBQH Nguyễn Văn Đông không còn trăn trở bởi những nỗi lo như Tăng Minh Phụng (xem Bài 5). Ngoài ra còn cơ hội mở đường tiếp cận cấp Trung ương sau này nữa.
Đó mới chính “Khí chất của người Anh Hùng luôn khác với người thường”.
Cả guồng máy của tỉnh và người dân Quảng Ngãi đều bị lừa mà không biết bị lừa. Quả lừa của vị anh hùng luôn khác người. Không phải một hai tấn xi măng, vài ba trăm ký sắt, hay mấy đồng lẻ tiền qua đò như người cha Nguyễn Trung. Không riêng gì quê hương Quảng Ngãi, người dân Bình Thuận cũng đã nhận được những cú lừa ngoạn mục của vị anh hùng, chúng tôi sẽ phân tích trong các bài sau.
Như một ván cờ mà Đông là người duy nhất điều khiển cuộc chơi, ngay các các đối tác như ông Đoàn – Công ty Phú Thọ và Thái Thành Nam cũng chỉ là những quân xanh bày ra cho đẹp bàn cờ mà thôi.
Quan chức tham lam bị lừa đã đành, đằng này người dân Mộ Đức – Quảng Ngãi ngây thơ cũng bị lừa. Từ lừa sơ cấp lại sinh ra lừa thứ cấp: đó là những người đi xin việc, muốn chuyển đến bệnh viện quốc tế, đã cố chạy tìm gặp người quen anh Đông, những người trong Ban Quản lý dự án, cán bộ Sở Y tế của các sở ngành có liên quan dự án để nhờ giúp đỡ, và tất nhiên … không phải bằng nước bọt.
Chính vì vậy mà người dân mới phong cho: nào là AHLĐ là Anh hùng lừa đảo; nào là: làm đĩ chín phương, chừa một phương làm … tiền; nào là lừa đảo cấp quốc gia; …
Chính vì vậy mà người dân và chính quyền xã Đức Phú mới từ chối con đường mang tên: AHLĐ Nguyễn Văn Đông.
Ghi chú
(7.1) Một chủ dự án xin lỗi dân: https://tuoitre.vn/mot-chu-du-an-xin-loi-dan-436516.htm
(7.2) Tra Google Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
(7.3) Chủ đầu tư BV đa khoa quốc tế Chợ Rẫy-Quảng Ngãi phải chi trả hơn 3,7 tỷ đồng: http://baoquangngai.vn/channel/2022/201106/Chu-dau-tu-BV-da-khoa-quoc-te-Cho-Ray-Quang-Ngai-phai-chi-tra-hon-37-ty-dong-2033091/
(7.4) Ngừng triển khai dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Chợ Rẫy – Quảng Ngãi: http://baoquangngai.vn/channel/2022/201103/Ngung-trien-khai-du-an-Benh-vien-da-khoa-Quoc-te-Cho-Ray-Quang-Ngai-1985007/
(7.5) Chúng tôi đang tìm kiếm thông tin Đại biểu quốc hội Nguyễn Văn Đông trong suốt một nhiệm kỳ đã làm gì với vai trò là người đại diện của nhân dân tỉnh Bình Thuận, nhưng quá hiếm hoi. Bạn đọc có thông tin, xin cung cấp giúp, cám ơn.
Được biết Nguyễn Văn Đông bao luôn chi phí cho đoàn tỉnh Bình Thuận. Đông ít khi họp Quốc hội, chủ yếu ra Hà Nội thiết lập quan hệ, gặp gỡ cán bộ cấp cao ở Trung ương.
Bình Thuận Minh Bạch
17-9-2019
Bởi AdminTD - 17/09/2019
Link: https://baotiengdan.com/2019/09/17/chan-dung-anh-hung-dai-bieu-quoc-hoi-bai-7/
- Bài 1: https://www.minds.com/newsfeed/1015867099847045120?referrer=HoangVanLam
- Bài 2: https://www.minds.com/newsfeed/1015867522765373440?referrer=HoangVanLam
- Bài 3: https://www.minds.com/newsfeed/1016510756642373632?referrer=HoangVanLam
- Bài 4: https://www.minds.com/newsfeed/1018631938132463616?referrer=HoangVanLam
- Bài 5: https://www.minds.com/newsfeed/1018632509991657472?referrer=HoangVanLam
- Bài 6: https://www.minds.com/newsfeed/1019566725942181888?referrer=HoangVanLam
- Bài 7: https://www.minds.com/newsfeed/1020646461764562944?referrer=HoangVanLam
VINH QUANG CỦA SỰ PHI LÝ – Lời Bạt
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày “giải phóng”. Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tàu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại màu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế taxi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài. Mười chiếc tàu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Góp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tàu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng Sản bên Đông và Dân Chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?
Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt. Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị tổng thống Ronald Reagan và George H.W. Bush, của thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ xô viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác cũng vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa sai lầm trong khối Xô viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.
Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của Phương Tây đã diễn tả sự kiện cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc giải phóng, từ đó đã đưa đến câu nói đáng khinh rẻ, có thể là vô tình của vị giáo sư trường Harvard John Kenneth Galbraith, ngạo mạng chúc cho miền Nam Việt Nam “hãy trở về niềm thinh không mà nó đáng được hiện diện.”
Điều này đặt ra một câu hỏi: giải phóng cái gì và cho ai? Có phải miền Nam đã được giải phóng khỏi sự áp đặt một nhà nước độc tài toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí? Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và nó buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?
Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ 1 triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của nhóm học giả quốc tế do bác sĩ tâm thần Richard F. Monila của đại học Harvard dẫn đầu?
Ai là kẻ giải phóng? Có ai mất công tìm hiểu tiểu sử, lịch sử và những câu nói của nhân vật đã khởi xướng cuộc chiến xâm lăng này? Một trong những biệt danh mà đám trẻ ngưỡng mộ hò reo trong hầu hết các trường đại học Tây Phương là Hồ-Hồ-Hồ-Chí-Minh… Nhưng đó không phải là tên thật của hắn. Ngày nay chúng ta biết đó chỉ là một trong 170 (!) biệt danh mà Hồ Chí Minh đã tự phong cho mình với tư cách là một nhân viên cấp cao của tổ chức Comintern hay Quốc tế Cộng sản từ những năm của thập niên 1920. Điều này chẳng có gì là bí mật lúc tôi đến Việt Nam vào năm 1965. Ai cũng có thể thấy điều đó trong những cuốn sách giáo khoa gối đầu giường của hầu hết các phóng viên.
Những ai muốn tìm hiểu đều có thể tìm ra dễ dàng từ những nguồn thông tin trung thực, đáng tin cậy, mơ ước đích thật của Hồ Chí Minh là gì. Hắn đã tự nhủ rằng mong ước duy nhất là giúp mang lại chiến thắng của Chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít trên toàn cầu.
Nếu nền độc lập của Việt Nam từ tay người Pháp là mục tiêu chính thì Hồ Chí Minh đã không sốt sắng phản bội và thanh trừng tất cả các chiến sĩ tự do không nằm trong quỹ đạo của phe Liên Xô, bao gồm những người quốc gia, những người theo hoàng gia và nhóm Trotskyist.
Khi tôi đang sống tại Sài Gòn, tất cả mọi người đều biết chắc chắn là Hồ chịu trách nhiệm trong việc thảm sát ít nhất là 200.000 địa chủ trong vụ cải cách ruộng đất theo lối Stalin tại Bắc Việt từ 1953 đến 1956. Nhiều nguồn tin còn cho rằng đã có 500.000 người bị giết. Hằng hà sa số người khác thì thà tự tử còn hơn bị tra tấn đến chết. Theo kinh nghiệm của Stalin và Mao Trạch Đông, lý do chính của Hồ Chí Minh trong các cuộc thảm sát này chẳng phải là để phân chia của cải gì cả mà nhằm vô hiệu hóa tất cả các mối hiểm họa của những “tầng lớp thù nghịch.”
Một điều đáng ghi nhớ khi chúng ta gần đến kỷ niệm 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ là đã có một âm mưu chính trị lạnh người trong lịch sử, là việc Quốc Hội Hoa Kỳ đã bán đứng Nam Việt Nam bằng cách bỏ phiếu chấm dứt mọi viện trợ quân sự phụ trội cho quốc gia đang dãy chết này, tức chấp nhận quan điểm của giáo sư Galbraith và các đầu óc trí thức tương tự, rằng “chúng ta đã giả định một kẻ thù không hề có thật.”
Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của Phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc “chiến tranh nhân dân”. Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive quy định thì chiến tranh nhân dân phải được hiểu là cuộc chiến tranh của nhân dân. Thực tế không phải như vậy. Đã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam bị giết chết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường đại học Hawaii. Ngũ Giác Đài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không phải là một cuộc chiến tranh của nhân dân và chính là chiến tranh chống nhân dân.
Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường xuyên trong vòng 40 năm qua, câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là vắng mặt không phép, câu hỏi đó là: dân Việt Nam có mong muốn một chế độ cộng sản hay không? Nếu có, tại sao gần 1.000.000 người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954 trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?
Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái của họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối xô viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.
Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối của người Mỹ là “I have no dog in this fight” (Tôi chẳng có con chó nào trong vụ đánh lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách “Lời nguyện của nhà báo”, tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp còn mãi mê giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các goá phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặng méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau cùng với những con trâu đồng. Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay chôn sống trong những ngôi mộ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.
Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị quân lực Việt Nam Cộng Hòa, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xảy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).
Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp thuộc loại học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách nêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lại có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung Úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời McNamara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.
Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị vô kỷ luật Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ? Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: Tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết chết các bác sĩ người Đức ở Huế? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện thuộc hội Hiệp Sĩ Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao các anh không bao giờ tự vấn lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?
Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt những người lính đó và cô viết là chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chặn họ không giết những người Đức ngay tại chỗ. Không ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự hận thù chỉ có thể có được do dạy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất. Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên lực lượng tàn độc đó gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kìm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012). Chính ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế đang ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.
Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân lê dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xảy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên để tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xảy ra như sau:
Giáp: “Tôi đã đánh bại ông, thưa đại tá!”
Charton: “Không, ông không đánh bại tôi, thưa đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi cùng sự hỗ trợ mà các ông đã nhận được từ người dân qua các phương tiện khủng bố.”
Võ Nguyên giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến lâu dài. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành cột trụ trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.
Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là: khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khỏe về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. Điều này đã xảy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam Hoa Kỳ. Tác động của sự khiếm khuyết này đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này một cách rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.
Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Kitô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử. Chiến thắng của cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản trắc. Hiển nhiên tôi không biện minh cho việc tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tinh là cuối cùng họ sẽ tìm ra phương cách ôn hòa và những thủ lĩnh chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ phải xảy ra.
Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?
./.
Link: https://phanba.wordpress.com/vinh-quang-cua-phi-ly/
---
Chương trước:
- VINH QUANG CỦA SỰ PHI LÝ – Chương 15: https://www.minds.com/newsfeed/1020609488594735104?referrer=HoangVanLam
- VINH QUANG CỦA SỰ PHI LÝ – Chương 1:
https://www.minds.com/newsfeed/1020600957691256832?referrer=HoangVanLam
===0===
TỔNG HỢP CÁC BÀI ĐĂNG TRÊN TRANG NÀY: https://www.minds.com/newsfeed/1074888553795940352?referrer=HoangVanLam
VINH QUANG CỦA SỰ PHI LÝ – Lời Bạt
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày “giải phóng”. Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tàu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại màu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế taxi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài. Mười chiếc tàu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Góp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tàu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng Sản bên Đông và Dân Chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?
Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt. Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị tổng thống Ronald Reagan và George H.W. Bush, của thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ xô viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác cũng vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa sai lầm trong khối Xô viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.
Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của Phương Tây đã diễn tả sự kiện cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc giải phóng, từ đó đã đưa đến câu nói đáng khinh rẻ, có thể là vô tình của vị giáo sư trường Harvard John Kenneth Galbraith, ngạo mạng chúc cho miền Nam Việt Nam “hãy trở về niềm thinh không mà nó đáng được hiện diện.”
Điều này đặt ra một câu hỏi: giải phóng cái gì và cho ai? Có phải miền Nam đã được giải phóng khỏi sự áp đặt một nhà nước độc tài toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí? Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và nó buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?
Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ 1 triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của nhóm học giả quốc tế do bác sĩ tâm thần Richard F. Monila của đại học Harvard dẫn đầu?
Ai là kẻ giải phóng? Có ai mất công tìm hiểu tiểu sử, lịch sử và những câu nói của nhân vật đã khởi xướng cuộc chiến xâm lăng này? Một trong những biệt danh mà đám trẻ ngưỡng mộ hò reo trong hầu hết các trường đại học Tây Phương là Hồ-Hồ-Hồ-Chí-Minh… Nhưng đó không phải là tên thật của hắn. Ngày nay chúng ta biết đó chỉ là một trong 170 (!) biệt danh mà Hồ Chí Minh đã tự phong cho mình với tư cách là một nhân viên cấp cao của tổ chức Comintern hay Quốc tế Cộng sản từ những năm của thập niên 1920. Điều này chẳng có gì là bí mật lúc tôi đến Việt Nam vào năm 1965. Ai cũng có thể thấy điều đó trong những cuốn sách giáo khoa gối đầu giường của hầu hết các phóng viên.
Những ai muốn tìm hiểu đều có thể tìm ra dễ dàng từ những nguồn thông tin trung thực, đáng tin cậy, mơ ước đích thật của Hồ Chí Minh là gì. Hắn đã tự nhủ rằng mong ước duy nhất là giúp mang lại chiến thắng của Chủ nghĩa Mác-xít Lê-nin-nít trên toàn cầu.
Nếu nền độc lập của Việt Nam từ tay người Pháp là mục tiêu chính thì Hồ Chí Minh đã không sốt sắng phản bội và thanh trừng tất cả các chiến sĩ tự do không nằm trong quỹ đạo của phe Liên Xô, bao gồm những người quốc gia, những người theo hoàng gia và nhóm Trotskyist.
Khi tôi đang sống tại Sài Gòn, tất cả mọi người đều biết chắc chắn là Hồ chịu trách nhiệm trong việc thảm sát ít nhất là 200.000 địa chủ trong vụ cải cách ruộng đất theo lối Stalin tại Bắc Việt từ 1953 đến 1956. Nhiều nguồn tin còn cho rằng đã có 500.000 người bị giết. Hằng hà sa số người khác thì thà tự tử còn hơn bị tra tấn đến chết. Theo kinh nghiệm của Stalin và Mao Trạch Đông, lý do chính của Hồ Chí Minh trong các cuộc thảm sát này chẳng phải là để phân chia của cải gì cả mà nhằm vô hiệu hóa tất cả các mối hiểm họa của những “tầng lớp thù nghịch.”
Một điều đáng ghi nhớ khi chúng ta gần đến kỷ niệm 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ là đã có một âm mưu chính trị lạnh người trong lịch sử, là việc Quốc Hội Hoa Kỳ đã bán đứng Nam Việt Nam bằng cách bỏ phiếu chấm dứt mọi viện trợ quân sự phụ trội cho quốc gia đang dãy chết này, tức chấp nhận quan điểm của giáo sư Galbraith và các đầu óc trí thức tương tự, rằng “chúng ta đã giả định một kẻ thù không hề có thật.”
Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của Phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc “chiến tranh nhân dân”. Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive quy định thì chiến tranh nhân dân phải được hiểu là cuộc chiến tranh của nhân dân. Thực tế không phải như vậy. Đã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam bị giết chết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường đại học Hawaii. Ngũ Giác Đài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không phải là một cuộc chiến tranh của nhân dân và chính là chiến tranh chống nhân dân.
Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường xuyên trong vòng 40 năm qua, câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là vắng mặt không phép, câu hỏi đó là: dân Việt Nam có mong muốn một chế độ cộng sản hay không? Nếu có, tại sao gần 1.000.000 người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954 trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?
Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái của họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối xô viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.
Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối của người Mỹ là “I have no dog in this fight” (Tôi chẳng có con chó nào trong vụ đánh lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách “Lời nguyện của nhà báo”, tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp còn mãi mê giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các goá phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặng méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau cùng với những con trâu đồng. Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay chôn sống trong những ngôi mộ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.
Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị quân lực Việt Nam Cộng Hòa, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xảy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).
Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp thuộc loại học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách nêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lại có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung Úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời McNamara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.
Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị vô kỷ luật Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ? Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: Tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết chết các bác sĩ người Đức ở Huế? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện thuộc hội Hiệp Sĩ Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao các anh không bao giờ tự vấn lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?
Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt những người lính đó và cô viết là chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chặn họ không giết những người Đức ngay tại chỗ. Không ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự hận thù chỉ có thể có được do dạy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất. Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên lực lượng tàn độc đó gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kìm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012). Chính ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế đang ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.
Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân lê dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xảy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên để tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xảy ra như sau:
Giáp: “Tôi đã đánh bại ông, thưa đại tá!”
Charton: “Không, ông không đánh bại tôi, thưa đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi cùng sự hỗ trợ mà các ông đã nhận được từ người dân qua các phương tiện khủng bố.”
Võ Nguyên giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến lâu dài. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành cột trụ trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.
Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là: khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khỏe về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. Điều này đã xảy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam Hoa Kỳ. Tác động của sự khiếm khuyết này đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này một cách rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.
Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Kitô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử. Chiến thắng của cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản trắc. Hiển nhiên tôi không biện minh cho việc tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tinh là cuối cùng họ sẽ tìm ra phương cách ôn hòa và những thủ lĩnh chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ phải xảy ra.
Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?
./.
Link: https://phanba.wordpress.com/vinh-quang-cua-phi-ly/
---
Chương trước:
- VINH QUANG CỦA SỰ PHI LÝ – Chương 15: https://www.minds.com/newsfeed/1020609488594735104?referrer=HoangVanLam
- VINH QUANG CỦA SỰ PHI LÝ – Chương 1:
https://www.minds.com/newsfeed/1020600957691256832?referrer=HoangVanLam
===0===
TỔNG HỢP CÁC BÀI ĐĂNG TRÊN TRANG NÀY: https://www.minds.com/newsfeed/1074888553795940352?referrer=HoangVanLam